Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng dành cho người mới bắt đầu – Phần 5

Sau đây là phần tiếp theo của bài viết Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng dành cho người mới bắt đầu – Phần 4, mời các bạn cùng theo dõi.

Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng dành cho người mới bắt đầu – Phần 5 

Tạo event, chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.

Trước tiên, chúng ta chỉ tập trung vào các event và chương trình khuyến mãi online nhằm tiết kiệm chi phí tổ chức. Về việc này bạn cần đề xuất với công ty để thăm dò ý kiến của sếp cũng như nhận được sự hỗ trợ từ công ty.

Hãy tiến hành với các bước làm cơ bản sau:

  • Bước đầu tiên là xác định nhóm đối tượng mục tiêu mà chương trình event, khuyến mãi hướng đến.
  • Bước thứ hai là xây dựng nội dung chương trình phù hợp để thu hút sự quan tâm của nhóm khách hàng này.
  • Bước thứ ba là tiến hành quảng cáo về chương trình trên các phương tiện truyền thông (giai đoạn này rất cần công ty cung cấp kinh phí).
  • Kế đến là bước tổng kết, thống kê và đánh giá chương trình để qua đó rút kinh nghiệm tổ chức những chương trình sau.

Các event có thể là cuộc thi kể chuyện tình yêu cho các cặp đôi sắp cưới, giải thưởng là gói chụp ảnh album ngoại cảnh miễn phí, trang trí tiệc cưới miễn phí. Các chương trình khuyến mãi sẽ nhắm vào một mốc thời gian, dịp lễ cụ thể để xây dựng chương trình, ví dụ: 20–10 mua 2 tặng 1, mừng 2–9 giảm 29%…

Nếu muốn thực hiện cách này thì điều mà bạn cần làm là chứng minh khả năng thành công, doanh thu dự kiến để công ty mạnh dạn chi tiền đầu tư.

tmc-16-cach-tim-kiem-khach-hang-tiem-nang-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau-19

***

Tích hợp và sử dụng chức năng live chat với khách hàng trên website.

Hiện nay có nhiều ứng dụng giúp bạn theo dõi được lượng người truy cập vào website dựa theo địa điểm, thời gian truy cập và cho chúng ta biết khách hàng đang xem nội dung gì, là khách mới truy cập website lần đầu hay khách hàng quay lại, số lần quay lại và chủ động chat với khách hàng nếu muốn.

Một số ứng dụng phổ biến có đầy đủ chức năng trên là subiz, zopim, livechat,… phần lớn đều là ứng dụng có trả phí hàng tháng nhưng số tiền không đáng bao nhiêu so với hiệu quả mà nó mang lại.

Trước tiên, bạn cần được công ty hỗ trợ về mặt website, kỹ thuật để sử dụng được những công cụ này. Khi thấy khách hàng truy cập có vẻ quan tâm đến dịch vụ (họ dừng lại lâu ở một trang để đọc) thì bạn có thể chat trực tiếp với khách hàng, khi đó trên máy tính của khách sẽ hiện lên cửa sổ với nội dung chat của bạn, và khách có thể trao đổi với bạn ngay lúc đó. Vấn đề là bạn phải xuất hiện đúng lúc, kịp thời và cách nói chuyện như thế nào để họ sẵn sàng chat với bạn thay vì bỏ đi.

Đó là kỹ năng mà một người làm nghề tư vấn, chăm sóc khách hàng cần có.

tmc-16-cach-tim-kiem-khach-hang-tiem-nang-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau-20

***

Chăm sóc khách hàng định kỳ, hâm nóng mối quan hệ thường xuyên.

Bạn rất khó khăn để làm quen với khách hàng, có được thông tin của họ nhưng rồi bạn chỉ để đó, rất lâu bạn mới liên lạc với khách, mỗi lần liên lạc đều phải giới thiệu và nhắc lại thì người ta mới nhớ ra bạn là ai. Với các mối quan hệ như vậy thường không mang lại hiệu quả về công việc, khi cần tư vấn thì họ lại không nhớ ra bạn để mà gọi, bởi vì bạn không ở trong tâm trí của người ta về lĩnh vực đó.

Trong nhóm bạn cũ của tôi, có bạn Phương làm nghề trang điểm, hôm họp lớp nhìn thấy Phương thì một anh trong lớp mới nói “Bữa nhà có cái tiệc Đính Hôn của nhỏ em mà không nhớ ra Phương để gọi”. Chúng ta rất hay gặp những trường hợp như vậy, lý do là các mối quan hệ không được chăm sóc đều đặn, định kỳ.

Ở những bước tìm khách hàng đầu tiên, tôi đã hướng dẫn bạn xây dựng cho mình một danh sách khách hàng, quản lý bằng file excel và thường xuyên cập nhật. Trong giai đoạn chăm sóc khách hàng, bạn cần phải theo dõi và phân loại theo từng nhóm, từng giai đoạn thời gian, đâu là nhóm khách cần chăm sóc mỗi tuần, mỗi tháng, hoặc mỗi quý, mỗi năm… Với cách chăm sóc đơn giản có thể dùng email, Facebook hoặc điện thoại, nhắn tin nhân một dịp nào đó để hỏi thăm sức khỏe, tình trạng công việc, hoặc chỉ để chúc mừng sinh nhật, ngày kỷ niệm của người đó. Nếu đó là mối quan hệ thân thiết thì có thể là một tấm thiệp, một món quà nhỏ, một bó hoa…

Tôi có một câu chuyện cụ thể như sau, năm 2011 tôi có một cuộc hẹn với bạn Trang làm việc ở trang web 24h, Trang đến gặp tôi để giới thiệu dịch vụ quảng cáo trên báo mạng 24h, khi đó tôi không có nhu cầu nên gặp xong thì chúng tôi trao đổi số điện thoại, email rồi thôi. Kể từ ngày gặp đó, đều đặn mỗi 2 tuần tôi nhận được email từ Trang vào đầu tuần, có khi đó là một mẩu chuyện cười, chuyện vui, câu chuyện về nghị lực sống… tôi có đọc nhưng chưa bao giờ phản hồi lại vì biết Trang cũng gửi email này cho nhiều người chứ không riêng gì mình, nhưng tôi không xóa các email này bởi vì các nội dung của nó tích cực và nó khiến tôi cảm thấy vui vẻ, ngay cả những lúc căng thẳng vì công việc thì đọc lại các mẩu chuyện cười cũng sẽ vui hơn. Cho đến một ngày, công ty tôi có nhu cầu mua một loạt bài quảng cáo trên trang 24h, tôi liền liên lạc với Trang để đặt một gói 8 bài quảng cáo. Đó là năm 2013, tức là 2 năm sau kể từ khi tôi và bạn Trang gặp nhau thì tôi mới trở thành khách hàng của bạn ấy. Tôi vẫn là khách hàng của Trang cho đến ngày hôm nay.

tmc-16-cach-tim-kiem-khach-hang-tiem-nang-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau-21

***

Khai thác triệt để sức mạnh của Facebook.

Trong cả bài viết này, tôi tập trung phần lớn vào việc tìm kiếm nguồn khách hàng thông qua internet, bao gồm email, diễn đàn, website và mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Và đây là cách mà chúng tôi đã làm trong nhiều năm qua.

Rất nhiều công ty sử dụng Facebook Fanspage để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng, nhưng ngoài những thuận lợi thì Page cũng có nhiều điều bất tiện, như không thể chủ động kết bạn với khách hàng mà mình muốn; Page thường để ảnh đại diện là logo, thương hiệu công ty nên sẽ có cảm giác xa cách với khách hàng, trong khi điều khách hàng muốn là được tư vấn một người cụ thể mà mình biết mặt, biết tên; Page được chăm sóc và quản lý bởi nhiều người nên khách hàng không biết mình đang nói chuyện với ai; Page cũng gây cảm giác khó chịu khi mình biết câu chuyện giữa mình và khách hàng đang được theo dõi bởi những thành viên khác trong công ty…

Chính vì vậy, song song với việc chăm sóc khách hàng bằng Page thì tôi cũng tập trung chăm sóc khách hàng bằng Facebook cá nhân (Facebook Profile) nhằm “vá lỗi” cho tất cả những vấn đề ở trên. Tuy nhiên, khi chăm sóc bằng Facebook cá nhân tôi cũng gặp một số vấn đề như:

Khách hàng comment, inbox cho FansPage sau đó lại nhận được tin nhắn từ một Facebook cá nhân lạ hoắc, khách không biết đó là ai. Liệu có phải là nhân viên của công ty thiệt không? Làm sao để chứng minh?

Tại Facebook cá nhân, trước tiên tôi treo avatar là hình chân dung để người ta nhận ra được mình là ai, trong phần About thì cập nhật đầy đủ thông tin về nơi làm việc, website, điện thoại của công ty… Và tôi thường xuyên đăng ảnh làm việc check-ins tại công ty, tôi thường xuyên chia sẻ các thông tin, bài post từ Page về Facebook cá nhân. Tôi làm việc này trong một khoảng thời gian dài, liên tục. Nếu khách hàng thắc mắc họ có thể xem Profile của tôi bất kỳ lúc nào và dễ dàng biết được tôi là một thành viên của công ty.

tmc-16-cach-tim-kiem-khach-hang-tiem-nang-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau-22

Có thể bạn sẽ muốn quay lại bài viết Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng dành cho người mới bắt đầu – Phần 1

TMCUONG

Film Maker | Photogapher | Marketer

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY
Contact Me on Zalo