Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Nhiều người mời rồi nhưng anh không quan tâm lắm”, “Tui đang mạnh cùi cụi vậy mua bảo hiểm làm chi để bị xui, giống như tự trù mình bệnh vậy”, “Em thấy bảo hiểm cũng hay nhưng chắc phải đợi khi nào kinh tế ổn định đã, chứ giờ chưa có tiền”… nhiều câu trả lời tương tự khiến tôi mang nhiều suy tư, nhất là lời nói ấy là của những người mình quan tâm. Việc mình thấy điều gì đó là hay và muốn chia sẻ với những người thân quen đôi khi trở nên thật khó khăn, nếu mà mình nhiệt tình quá thì họ đâm ra sợ và lảng tránh, nghĩ rằng mình đang chèo kéo… Thôi thì dồn hết tâm huyết để trả lời vấn đề có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm? Bài viết này sẽ khiến bạn mất 3 phút trong cuộc đời nên chỉ dành cho những ai thật sự quan tâm thôi nhé!

Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Có nên mua bảo hiểm hay không?

Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Tôi từng tham gia bảo hiểm ở độ tuổi khá trẻ vào khoảng những năm 2000, lúc đó như bao người khác tôi không quan tâm bảo hiểm lắm, nhưng vì Mẹ của một người bạn là đại lý bán bảo hiểm AIA, cô rất dễ thương với tôi nên khi cô mời thì mình tham gia cho vui. Đóng được vài năm thì tôi cần tiền mua máy ảnh nên hủy hợp đồng trước hạn nhằm rút lại tiền, giờ mới thấy sao mình thật dại dột.

Mãi tới hơn chục năm sau, mình già hơn rồi cuộc sống có những sự kiện quan trọng xảy ra với mình, đến khi có bà chị nhắc nhở “Em phải mua bảo hiểm đi”, tôi liền đăng ký ngay một gói bảo hiểm không chút đắn đo bởi vì mình đã đủ hiểu sự cần thiết của nó trong những hoàn cảnh ngặt nghèo. Cho đến nay bảo hiểm đã đỡ hộ cho tôi nhiều cú “knock-out” đáng nhớ trong đời. Nếu ai hỏi thì tôi sẽ trả lời rằng hãy mua bảo hiểm ngay khi có cơ hội, lúc mà chúng ta còn sức khỏe, còn thời gian, còn khả năng lao động,…

Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Để biết có nên mua bảo hiểm hay không, bạn hãy tự mình giải đáp những câu hỏi sau đây:

  • Nếu không may bạn gặp rủi ro thì ai là người lo chi phí điều trị?
  • Nếu có sự cố xảy ra với bạn thì ai là người đảm bảo tài chính, tương lai cho con cái?
  • Nếu không may vợ chồng, con cái hoặc cha mẹ nằm viện thì ai là người trả chi phí hay thuê người chăm sóc trong khi bạn vẫn phải đi làm?
  • Đến khi cha mẹ già yếu thì ai là người chăm sóc, phụng dưỡng rồi lỡ như đau ốm, bệnh tật thì phải làm sao?
  • Đến khi bạn về già thì có muốn một cuộc sống an nhàn, tự chủ kinh tế hay phải phụ thuộc vào con cái?

Bảo hiểm chỉ dành cho người có tiền?

Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Em chưa có tiền giờ vẫn còn khó khăn quá”, “Hai vợ chồng em làm cả năm không dư ra được ba chục”… có lẽ là nỗi niềm chung của nhiều người, cho rằng cần có nhiều tiền mới dám nghĩ đến chuyện bảo hiểm. Thực tế hợp đồng bảo hiểm tự nguyện hiện nay có mức phí trung bình khoảng 15 – 20 triệu/năm, số tiền này không quá lớn nếu so với thu nhập của một người trưởng thành, trong khi người ta sẵn sàng dùng số tiền tương đương để đi du lịch, đổi điện thoại mới, đổi xe mới, mua sắm các thứ phục vụ cho thú vui thường ngày… bởi vì dùng số tiền ấy vào việc khác làm chúng ta thấy sướng hơn, vui hơn.

Nếu thật sự bạn không có tiền thì bạn nên tiết kiệm, tham gia bảo hiểm chính là cách để tiết kiệm kỷ luật, là động lực để bạn hướng đến những mục tiêu dài hạn như đầu tư kinh doanh, xây nhà, mua xe, cho con đi học, nghỉ hưu an nhàn… Trong trường hợp, hàng năm đóng 15 triệu nghĩa là năm đó bạn để dành được 15 triệu, tất nhiên không phải đóng một lần mà có thể đóng theo từng tháng, từng quý, nửa năm… nhằm chia nhỏ số tiền ra. Giữ vững 15 – 20 năm sau sẽ là một số tiền lớn và còn sinh lời nữa, tuy không lời như gửi ngân hàng nhưng bạn được bảo vệ và có thêm nhiều quyền lợi khác. Ngoài ra, khi có sẵn tiền trong ngân hàng chúng ta thường rút ra sử dụng theo những mong muốn bất chợt nên tiền để ngân hàng khó nguyên vẹn. Tóm lại, càng không có tiền càng nên tham gia bảo hiểm để có động lực tiết kiệm tiền và bảo vệ bản thân trước những sự cố bất ngờ xảy đến, đó là một bài toán về tài chính và dòng tiền chứ không đơn thuần là chuyện bảo hiểm.

Bạn có một khoản tiền, nếu bỏ vào Ngân Hàng là tiết kiệm, nhưng tham gia bảo hiểm thì vừa tiết kiệm vừa bảo vệ, phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa, với bảo hiểm bạn có thể đóng vài trăm ngàn, trài triệu mỗi tháng nhưng nếu chỉ có số tiền đó người ta thường để trong bóp thay vì mang gửi Ngân Hàng.

Mua bảo hiểm vào thời điểm nào?

Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Tùy từng loại hình bảo hiểm mà chúng ta có thể tham gia bảo hiểm ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng càng sớm càng tốt, càng trẻ càng tốt giúp mang đến nhiều lợi ích tài chính bởi vì tuổi trẻ ít nguy cơ, phí đóng thấp, sinh lợi cao… Thế nhưng người trẻ thường chủ quan nhất, cho rằng mình còn khỏe, sức đề kháng tốt, khó mắc bệnh hiểm nghèo nên không cần bảo hiểm gì đâu. Bẵng đi đến lúc tuổi nhiều hơn, cơ thể bắt đầu có dấu hiệu của bệnh tật mới tham gia bảo hiểm sẽ không còn tối ưu nữa thậm chí là đã muộn. Cho nên thời điểm tốt nhất để mua bảo hiểm là khi bạn nghĩ mình không cần đến nó, bởi mục đích của bảo hiểm là nhằm bảo vệ bạn trước những rủi ro bất ngờ xảy ra, nếu bạn đang cảm thấy bình thường đó chính là thời điểm mua bảo hiểm tốt nhất, một khi đã có bệnh chắc chắn không có công ty nào dám bán bảo hiểm cho bạn nữa.

Người nào thì nên mua bảo hiểm?

Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Ai là người cần được bảo hiểm? Những người đang là niềm hy vọng, là trụ cột tài chính của gia đình thì nên mua bảo hiểm, nhất là khi có con nhỏ và là chỗ dựa cho các thành viên khác trong gia đình. Tham gia hợp đồng bảo hiểm là chuẩn bị biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho tình huống xấu bất ngờ xảy ra, giúp hỗ trợ chi phí nếu gặp tai nạn, giúp giải quyết các món nợ, giúp thanh toán chi phí học hành cho con cái,…

Khi người trụ cột gặp chuyện không may, gia đình giống như con tàu mất đi người thuyền trưởng giữa đại dương giông bão, họ không biết phải làm gì và cuộc đời từ đây sẽ ra sao. Do đó bảo hiểm không chỉ có giá trị với cá nhân người được bảo hiểm, mà còn gián tiếp bảo vệ những người thân yêu như cha mẹ, vợ chồng, con cái… giúp người thân có thêm khoảng thời gian chuẩn bị cho những tháng ngày thiếu vắng người trụ cột.

Theo tôi những người nào mà nằm trong diện sau đây thì nên mua bảo hiểm:

  • Người trưởng thành muốn bảo vệ bản thân và gia đình.
  • Người đang là niềm hy vọng, trụ cột của gia đình.
  • Người muốn giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình, bạn đời.
  • Cha mẹ có con nhỏ, phòng hờ để con tự trang trải cuộc sống.
  • Cha mẹ mong con cái có môi trường giáo dục đặc biệt.
  • Cha mẹ cao tuổi muốn để dành tiền cho con cái chăm sóc.
  • Người muốn chuẩn bị khi về hưu được an nhàn.
  • Gia đình không có khả năng chi trả chi phí tang lễ.

Có phải ai cũng được mua bảo hiểm?

Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Thông thường, độ tuổi tham gia Bảo Hiểm Nhân Thọ là từ 0 đến 65 tuổi, nếu lớn hơn 65 tuổi thì rất khó hoặc không thể tham gia Bảo Hiểm Nhân Thọ. Tuy nhiên dù đang ở độ tuổi này nhưng không phải ai muốn mua bảo hiểm cũng được, mà công ty bán bảo hiểm còn trải qua quá trình thẩm định về khả năng, mức độ rủi ro khi bảo hiểm cho một người: độ tuổi là bao nhiêu, có làm công việc nguy hiểm không, sức khỏe bình thường hay đang gặp vấn đề… mà đưa ra quyết định chấp thuận, tạm hoãn hay từ chối bảo hiểm. Vì vậy, bạn có thể thấy nhiều nhân viên tư vấn bảo hiểm gợi ý để bạn tham gia bảo hiểm nhưng chưa chắc hồ sơ yêu cầu bảo hiểm được duyệt, hoặc được duyệt nhưng mức đóng phí sẽ cao hơn bình thường.

Ngoài ra, bên cạnh độ tuổi và tình trạng sức khỏe còn có 04 nhóm nghề nghiệp quyết định mức rủi ro cao hay thấp, bao gồm:

  • Lao động trí thức nhưng ít di chuyển.
  • Lao động trí thức nhưng di chuyển nhiều.
  • Lao động chân tay sử dụng công cụ lao động đơn giản.
  • Lao động chân tay sử dụng công cụ lao động nặng.

Quy trình thẩm định bảo hiểm ra sao?

Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Nếu bạn có ý định tham gia Bảo Hiểm Nhân Thọ, cần biết hoàn thành hợp đồng bảo hiểm cần trải qua quy trình 05 bước như sau:

  • Tư vấn bảo hiểm: Nhân viên tư vấn bảo hiểm dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính của bạn để giới thiệu gói sản phẩm phù hợp.
  • Kê khai thông tin: Bạn có trách nhiệm điền đầy đủ, trung thực vào đơn yêu cầu bảo hiểm như: thông tin cá nhân, thông tin nhân thân, khả năng tài chính, sản phẩm bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, tình trạng sức khỏe, bệnh tật…
  • Thẩm định Bảo Hiểm Nhân Thọ: Dựa trên thông tin bạn cung cấp, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, công ty bảo hiểm có thể yêu cầu bạn phải đi khám sức khỏe, hoặc cung cấp các hồ sơ y tế liên quan rồi mới đưa ra quyết định chấp thuận, tạm hoãn hoặc từ chối bảo hiểm…
  • Cấp hợp đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ: Khi hồ sơ yêu cầu bảo hiểm được chấp thuận, bạn sẽ nhận được hợp đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ, bao gồm: Giấy chứng nhận Bảo Hiểm Nhân Thọ; Bản sao Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm; Quy tắc & điều khoản hợp đồng bảo hiểm; Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm; Các thỏa thuận khác của hai bên.
  • Thời gian cân nhắc 21 ngày: Bạn sẽ có 21 ngày để cân nhắc về quyết định tham gia bảo hiểm của mình, nếu bạn không muốn tiếp tục thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả số tiền đã nộp sau khi trừ đi chi phí khám sức khỏe, phí mở hồ sơ…

Có những loại bảo hiểm nào?

Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Tại Việt Nam có 02 loại bảo hiểm chính là Bảo Hiểm Do Nhà Nước Thực HiệnBảo Hiểm Thương Mại hay còn gọi là bảo hiểm tự nguyện được chia làm 03 nhóm: 

  • (1) Bảo Hiểm Tài Sản; 
  • (2) Bảo Hiểm Con Người;
  • (3) Bảo Hiểm Trách Nhiệm.

Đối với bảo hiểm tự nguyện dành cho con người, đa phần chúng ta quan tâm đến “tiền chết” nên chọn Bảo Hiểm Nhân Thọ, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều sản phẩm bổ sung, cần dựa trên nhu cầu của mỗi người mà lựa chọn sản phẩm phù hợp. Sau đây là một số sản phẩm tiêu biểu:

  • Bảo Hiểm Nhân Thọ: Bảo hiểm cho trường hợp liên quan đến sinh mạng.
  • Bảo Hiểm Sức Khỏe: Bảo hiểm cho trường hợp gặp tai nạn, thương tật, ốm đau, bệnh tật, nằm viện,… nên chọn sản phẩm thanh toán 100% hóa đơn viện phí.
  • Bảo Hiểm Bệnh Hiểm Nghèo: Bảo hiểm cho trường hợp mắc bệnh nan y khó chữa trị, ung thư,… nên chọn sản phẩm hỗ trợ nhiều loại bệnh hiểm nghèo nhất.
  • Bảo Hiểm Hưu Trí: Bảo hiểm cho trường hợp khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ được nhận lương hưu, an nhàn tuổi xế chiều.
  • Bảo Hiểm Liên Kết Đầu Tư: Bảo hiểm kết hợp giữa bảo vệ rủi ro và đầu tư sinh lời.

Nên mua bảo hiểm của công ty nào?

Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Hiện nay Việt Nam có tổng cộng 18 công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ, tất cả đều là đơn vị tiếng tăm dưới sự quản lý, giám sát của Bộ Tài Chính nên uy tín là điều mà bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên mỗi công ty lại có những thế mạnh riêng, nếu như sản phẩm công ty A nổi trội ở điểm này thì công ty B lại ưu việt hơn ở điểm khác, vì thế hãy chọn nơi nào tạo nên sự tin tưởng khiến bạn cảm thấy gần gũi nhất. Các tiêu chí giúp đánh giá công ty bảo hiểm tốt bao gồm: Lịch sử hoạt động, tiềm lực kinh tế, tài sản, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn, sự hài lòng của khách hàng… trong đó Manulife, AIA, Prudential, Dai-ichi, Generali… đều là lựa chọn tốt.

Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ bao nhiêu tiền?

Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Một người trưởng thành khi tham gia bảo hiểm thường chọn mức đóng phí trung bình 15 – 20 triệu/năm, nếu như thu nhập tốt hơn có thể đóng lên đến 25 – 30 triệu/năm, tuy nhiên cũng có người chỉ đóng khoảng 3 – 4 triệu/năm do điều kiện khó khăn. Do đó, mức đóng phí Bảo Hiểm Nhân Thọ của mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cho dù có chọn cùng sản phẩm của cùng công ty, bởi vì còn dựa trên nhu cầu và khả năng của từng người mà thiết kế gói bảo hiểm cho phù hợp.

Ngoài ra, mức phí Bảo Hiểm Nhân Thọ phụ thuộc nhiều yếu tố như: giới tính, độ tuổi, sức khỏe, ngành nghề… và các quyền lợi mong muốn. Trường hợp, một người vốn có sức khỏe không tốt, môi trường làm việc rủi ro cao hoặc lớn tuổi thì phí bảo hiểm sẽ cao hơn thông thường. Hoặc có người dư dả về tài chính nên tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau thì mức phí có thể từ vài chục triệu đến vài trăm triệu một năm. Bạn hãy xem phí bảo hiểm là một khoản tiền tiết kiệm từ đó chọn mức tiết kiệm vừa phù hợp với khả năng của bản thân vừa là động lực để phấn đấu đạt được.

Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ làm gì với số tiền đóng phí?

Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Vậy Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ làm gì với số tiền đóng phí để có thể bảo vệ và chi trả lợi tức cho bạn? Có lẽ nhiều người cùng có thắc mắc này, sau đây là cách Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ sử dụng tiền của bạn:

  • Lập quỹ bảo vệ: Đối với mỗi hợp đồng, công ty bảo hiểm sẽ trích ra một khoản phí để lập quỹ bảo vệ, đảm bảo công ty luôn có sẵn nguồn tiền đáp ứng nhu cầu khẩn cấp nếu có sự cố xảy ra với bạn. Phương pháp này gọi là “Tập hợp tiền phí của đa số khách hàng để bảo vệ cho thiểu số khách hàng gặp rủi ro”.
  • Đóng vào Quỹ Bảo Vệ Người Được Bảo Hiểm: Theo Luật Bảo Hiểm, công ty phải trích một phần phí bảo hiểm để đóng quỹ Quỹ Bảo Vệ Người Được Bảo Hiểm do nhà nước kiểm soát, nhằm bảo vệ quyền lợi của bạn nếu công ty bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản. Trong trường hợp công ty bảo hiểm phá sản, hợp đồng sẽ được chuyển giao cho Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ khác tiếp quản, đồng thời giữ nguyên quyền lợi bảo hiểm của bạn như thỏa thuận với công ty trước.
  • Phục vụ công tác vận hành: Trích một khoản phí nhằm phục vụ công tác vận hành theo quy định của Luật Bảo Hiểm nhưng phải báo cáo cho Nhà nước và đảm bảo chi phí không vượt mức quy định.
  • Đầu tư vào quỹ đầu tư liên kết hoặc mua trái phiếu chính phủ: Đầu tư phần phí còn lại để cho vào các quỹ đầu tư, mua trái phiếu chính phủ, cổ phiếu có giá trị hoặc gửi Ngân hàng với lãi suất ổn định nhằm đảm bảo an toàn cho bạn. Những việc làm này giúp đồng tiền của bạn không bị nhàn rỗi và mang nhiều ý nghĩa hơn như hỗ trợ chính phủ hoạt động và xây dựng các công trình mang lợi ích cho xã hội.

Nguyên nhân công ty bảo hiểm không đền tiền?

Có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm?

Trên các phương tiện truyền thông, đôi khi chúng ta bắt gặp các dòng tin như là công ty A không chịu đền bù hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng, vậy đâu là nguyên nhân công ty bảo hiểm không đền tiền? Bạn cần hiểu rõ những tình huống này để có góc nhìn nhân văn và tích cực hơn:

  • Do khách hàng không đóng phí bảo hiểm dẫn đến hợp đồng mất hiệu lực.
  • Do khách hàng tạm ứng từ tài khoản bảo hiểm dẫn đến nợ (âm số tiền đã đóng) làm cho hợp đồng mất hiệu lực.
  • Do khách hàng có bệnh nhưng kê khai không trung thực về tình trạng sức khỏe.
  • Do khách hàng sử dụng rượu, bia, ma túy, chất kích thích trái quy định của pháp luật.
  • Do khách hàng vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông: nồng độ cồn, quá tốc độ, ngược chiều, vượt đèn đỏ, không bằng lái, chưa đủ tuổi…
  • Do khách hàng cố ý gây ra tai nạn, thương tật, tự tử… để trục lợi bảo hiểm.

Như vậy, qua bài có nên mua bảo hiểm không? Khi nào cần mua bảo hiểm? hy vọng bạn đã hiểu hơn về lợi ích của việc tham gia Bảo Hiểm Nhân Thọ, cũng như các vấn đề cần biết xung quanh chuyện bảo hiểm. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích và cần tư vấn về bảo hiểm có thể inbox cho mình qua facebook TMC Cuong.

TMCUONG
Film Maker | Photographer | Marketer

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY
Contact Me on Zalo