Bạn thích kinh doanh và nhận thấy lĩnh vực yến sào có nhiều tiềm năng nên nảy ra ý định mở cửa hàng bán yến sào, tuy nhiên bạn đang băn khoăn không biết muốn khởi nghiệp kinh doanh yến sào cần phải làm gì? Nếu bạn có 5 phút để đọc một bài viết dài, tôi sẵn lòng chia sẻ cùng bạn một số kinh nghiệm xây dựng thương hiệu yến sào dưới góc nhìn Marketing, làm sao để có một thương hiệu yến sào uy tín và chuyên nghiệp, vì thế có thể không giống như những kiến thức về quản trị doanh nghiệp mà bạn từng biết.
Mục Lục
- Muốn khởi nghiệp kinh doanh yến sào cần phải làm gì?
- Vì sao bạn nên kinh doanh sản phẩm yến sào?
- Mục tiêu của bài chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh yến sào là gì?
- Danh sách việc cần làm khi kinh doanh sản phẩm yến sào.
- Có nguồn hàng yến sào ổn định, chất lượng.
- Xác định đối tượng khách hàng, sản phẩm yến chủ đạo.
- Đặt tên thương hiệu yến sào gần gũi, độc đáo.
- Tiến hành thủ tục Đăng Ký Kinh Doanh yến sào.
- Thiết kế logo, bộ nhận dạng cho cửa hàng yến sào.
- Xây dựng kho tư liệu hình ảnh, video cho cửa hàng yến sào.
- Thiết kế Website cho cửa hàng yến sào.
- Phát triển các kênh Social Media cho cửa hàng yến sào.
- Xác minh địa chỉ cửa hàng yến sào trên Google Maps.
- Thực hiện truyền thông, quảng cáo cho cửa hàng yến sào.
- Tôi có thể giúp được gì khi bạn kinh doanh yến sào?
Muốn khởi nghiệp kinh doanh yến sào cần phải làm gì?
Vì sao bạn nên kinh doanh sản phẩm yến sào?
Kể từ 2010, nghề nuôi chim yến tại Việt Nam được đánh giá là ngành mang đến giá trị kinh tế cao, có cơ hội xuất khẩu lớn so với nhiều sản phẩm chăn nuôi khác, vì thế được Bộ NN&PTNT khuyến khích đầu tư phát triển. Vào tháng 02/2021, thông tin trên báo Tuổi Trẻ cho biết sản lượng yến của Việt Nam hiện đạt trên dưới 120 tấn, giá trị tương đương 450 triệu USD và đang hoàn thành thủ tục xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc… cùng với lượng tiêu thụ nội địa ngày càng gia tăng tạo ra cơ hội thuận lợi để chúng ta phát triển mô hình kinh doanh sản phẩm yến sào.
Mục tiêu của bài chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh yến sào là gì?
Đối với những kinh nghiệm kinh doanh yến sào ở trên mạng, người ta sẽ chia sẻ về số vốn cần đầu tư, cách tìm nguồn hàng, tính giá bán,… thì từ góc nhìn của người làm Marketing, tôi xin phép được lướt qua những vấn đề trên thay vào đó tôi hướng nội dung bài viết này đến những mục tiêu như sau:
- Làm sao để có được thương hiệu yến sào hấp dẫn, thú vị từ đó thu hút thêm khách hàng, tăng doanh thu.
- Làm sao để thương hiệu yến sào ngày càng uy tín, chuyên nghiệp tạo ấn tượng tốt trong suy nghĩ của khách hàng.
- Làm sao để sang nhượng hoặc nhượng quyền thương hiệu yến sào nếu cần.
Vì thế bạn nên kết hợp nội dung của bài hướng dẫn làm Marketing cho thương hiệu yến sào với những kinh nghiệm quản trị kinh doanh khác để đạt được hiệu quả cao nhất.
Danh sách việc cần làm khi kinh doanh sản phẩm yến sào.
Có nguồn hàng yến sào ổn định, chất lượng.
Khi bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh yến sào, nếu như có kiến thức về yến, am hiểu dinh dưỡng, cách chế biến và bảo quản yến là rất cần thiết. Tuy nhiên, làm sao để có nguồn yến ổn định từ chất lượng cho đến giá cả mới điều là quan trọng nhất. Trường hợp bạn chưa có nguồn hàng thì điều nên làm là đầu tư thời gian, xây dựng mối quan hệ, thực hiện các chuyến đi khảo sát nhằm tìm nhà cung cấp uy tín. Qua góc nhìn của Marketing, tôi sẽ không đề cập đến vấn đề rất quan trọng là làm sao để có tiền đi học hỏi, tiền mở cửa hàng hay tiền nhập yến bởi vì đó là điều kiện cơ bản giúp bạn khởi nghiệp. Nội dung bài viết này cũng phù hợp với những người tuy đã kinh doanh yến sào một thời gian nhưng cách làm không bài bản nên thương hiệu chưa nổi bật, nếu bạn trong trường hợp này thì có thể áp dụng để tiến hành Rebrand hay còn gọi là làm mới thương hiệu cho cửa hàng yến sào.
Xác định đối tượng khách hàng, sản phẩm yến chủ đạo.
Lĩnh vực kinh doanh yến sào vốn rất đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, chẳng hạn:
- Về nguồn gốc khai thác bao gồm yến đảo, yến nhà.
- Về quy trình đóng gói thì có yến thô, yến sơ chế, yến vụn, yến chưng…
- Về màu sắc lại có bạch yến, yến hồng, yến huyết…
Muốn khởi nghiệp nghề kinh doanh yến sào, ngay từ đầu bạn cần xác định hướng đi cho cửa hàng theo một dòng sản phẩm cụ thể, nhắm đến đối tượng khách hàng rõ ràng, để còn học hỏi và tìm hiểu về sản phẩm đó được rành rẽ, nhanh chóng. Khi mới bắt đầu kinh doanh yến sào nếu hạn chế ôm đồm nhiều thứ được thì tốt, ngay cả trong trường hợp bạn kinh doanh tất cả các loại yến sào nhưng cũng cần xác định sản phẩm nào chính, sản phẩm nào phụ để còn dựa vào đấy làm thế mạnh truyền thông. Hãy thử lấy ví dụ từ Highlands Coffee, là hệ thống quán bán cà phê và nước giải khát các loại nhưng họ tập trung truyền thông thật mạnh cho Phin Sữa Đá, Trà Sen Vàng xem đây là món chủ lực của hệ thống.
Đặt tên thương hiệu yến sào gần gũi, độc đáo.
Để kinh doanh yến sào dù bước đầu chỉ là cửa hàng online thì bạn cũng cần đặt một cái tên hay nói theo cách hoành tráng thì là thương hiệu yến sào sao thật gần gũi, dễ nhớ. Vậy đặt tên thương hiệu yến sào cần bí quyết gì?
- Tên thương hiệu cho cửa hàng yến sào nên gắn liền với lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ: Yến Việt, Nutri Nest, Sanest, Yến Sào Sài Gòn Anpha, Yến Sào Song Yến… Bạn chỉ cần nhìn tên thôi cũng biết bên đó họ chuyên về sản phẩm yến.
- Tên thương hiệu yến sào nên độc đáo, tránh bị trùng tên với thương hiệu khác.
- Tên thương hiệu yến sào nên hạn chế sử dụng tên riêng, tên cá nhân.
Thực ra là bạn muốn đặt tên nào cũng được, nhưng với góc nhìn Marketing để vừa dễ PR mà nếu cần sang nhượng thương hiệu cho người khác cũng dễ dàng thì khi đặt tên cho cửa hàng yến sào bạn cần: (1) Tránh sử dụng tên riêng cá nhân; (2) Tránh trùng tên với đơn vị khác. Ví dụ: Nếu tôi dùng tên Yến Sào Mạnh Cường thì khi muốn bán thương hiệu chắc chắn gặp khó khăn hơn so với lấy tên Yến Sào Nha Trang, Yến Sào Dương Đông.
Tiến hành thủ tục Đăng Ký Kinh Doanh yến sào.
Dù việc Đăng Ký Kinh Doanh dưới góc nhìn Marketing rất quan trọng nhưng nhiều người kinh doanh yến sào lại không quan tâm, bởi tư duy là mình làm nhỏ, cò con. Trong khi Đăng Ký Kinh Doanh là bước đơn giản nhất có thể giúp:
- Tạo dựng uy tín cho cửa hàng yến sào.
- Thể hiện thái độ nghiêm túc của người chủ thương hiệu.
- Qua đó mang đến doanh thu tốt hơn cho hoạt động kinh doanh.
Bởi vì sao? Để Đăng Ký Kinh Doanh thì chúng ta sẽ trải qua những thủ tục, cung cấp giấy tờ theo yêu cầu của chính quyền, hiểu đơn giản là sẽ có cơ quan quản lý đảm bảo chúng ta hoạt động một cách đàng hoàng, đúng luật nếu lỡ mà xảy ra sự cố thì còn truy tìm nguồn gốc, quy kết trách nhiệm. Ngược lại, nếu chỉ có Fanpage khi có vấn đề xảy ra, người chủ cửa hàng mà không đàng hoàng thì chỉ cần xóa cái Page đấy rồi lập Page mới bằng tên khác là xong, hiện nay chưa có cơ quan nào quản lý được những thương hiệu tự phát trôi nổi trên internet. Hiện nay có hai hình thức Đăng Ký Kinh Doanh như sau:
- Kinh Doanh Hộ Gia Đình: Tại UBND Quận/Huyện dành cho những người làm một mình nhỏ lẻ, không muốn dính vào các thủ tục thuế má rườm rà.
- Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp: Tại Sở KH&ĐT Tỉnh/Thành Phố dành cho những người muốn thành lập Công Ty TNHH, Công Ty Cổ Phần, Doanh Nghiệp Tư Nhân, Doanh Nghiệp Liên Doanh…
Ngoài ra, theo quy định của nhà nước bắt buộc tổ chức cá nhân khi nhập khẩu hoặc sản xuất yến sào trong nước phải làm thủ tục công bố chất lượng sản phẩm theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì mới được phép lưu hành sản phẩm yến sào ra thị trường. Do đó khi muốn kinh doanh yến sào, bạn cần chuẩn bị thêm các loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận cơ sở vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận sản phẩm hợp quy.
Thiết kế logo, bộ nhận dạng cho cửa hàng yến sào.
Việc thiết kế logo, bộ nhận dạng thương hiệu là điều mà bạn không thể bỏ qua khi muốn phát triển việc kinh doanh yến sào. Hãy đầu tư một mẫu logo đẹp và đơn giản để đồng hành cùng thương hiệu ngay từ giai đoạn đầu tiên làm online, khi đó logo sẽ xuất hiện trên từng bức hình đăng trên Fanpage, Website hay bao bì, hộp sản phẩm giúp cho mọi người biết đến thương hiệu yến sào của bạn nhiều hơn và làm cho thương hiệu trở nên gần gũi hơn. Đến khi thương hiệu phát triển lớn mạnh hơn thì bạn có thể làm tiếp bộ nhận dạng thương hiệu bao gồm bảng hiệu cửa hàng, name card, folder, giấy A4, đồng phục nhân viên,… sẽ tạo nên sự nhận biết, thể hiện đẳng cấp của sản phẩm, khác biệt với những đơn vị kinh doanh yến còn lại. Về lâu về dài, bộ nhận dạng thương hiệu tác động đến nhận thức của khách hàng, tạo nên cảm giác là quy mô công ty này lớn, mang tính chuyên nghiệp cao. Còn với nội bộ, các nhân viên sẽ cảm thấy tự hào hơn, trung thành hơn và muốn phấn đấu, cống hiến vì “màu cờ sắc áo” của công ty.
Xây dựng kho tư liệu hình ảnh, video cho cửa hàng yến sào.
Nhằm chứng minh nguồn gốc của sản phẩm yến sào, quy mô và sự chuyên nghiệp của công ty cũng như phục vụ cho công tác truyền thông trong tương lai thì việc xây dựng một kho tư liệu gồm video và hình ảnh về yến sào là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý chụp hình và quay video clip cho lĩnh vực kinh doanh yến sào như sau:
- Hình ảnh sản phẩm/hộp sản phẩm trên nền trắng như các Website bán hàng.
- Hình ảnh sản phẩm/hộp sản phẩm có bối cảnh như trên bàn ăn, phòng bếp…
- Hình ảnh người mẫu cầm sản phẩm/hộp sản phẩm thể hiện sự hài lòng.
- Hình ảnh quy trình nuôi yến, thu hoạch yến, sơ chế yến, đóng gói yến.
- Hình ảnh văn phòng, cửa hàng, nhà xưởng chế biến, đóng gói yến.
- Hình ảnh chứng nhận cơ sở vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận hợp quy.
Thậm chí ở giai đoạn đầu, khi bạn chưa có khách hàng thực tế thì phải tự đầu tư cả chất xám, thời gian, tiền bạc nhằm thuê người làm mẫu, tạo ra concept chụp ảnh mới có tư liệu ưng ý. Bạn càng có nhiều hình ảnh và video đẹp về các loại yến sào càng chứng minh bạn “nổi bật” và “uy tín”, hay hiểu cách khác là ai muốn mua sản phẩm yến này thì hãy tìm đến cửa hàng của bạn.
Thiết kế Website cho cửa hàng yến sào.
Nhiều người kinh doanh yến sào hiện nay thường tập trung cho Facebook hơn là đầu tư làm Website, riêng tôi khuyên bạn làm điều ngược lại, hãy ưu tiên cho Website nhiều hơn. Bởi vì sao?
- Facebook là miễn phí. Bất kỳ ai cũng có thể tạo được Fanpage khá dễ dàng cũng như đóng cửa nó, hoặc xóa nó đi cũng dễ dàng. Chính vì vậy nên nhiều người bị lừa mua hàng dỏm, hàng fake trên Facebook đến lúc liên hệ phản ảnh thì Page đó không trả lời, hoặc không tìm thấy nữa, nên nếu bạn chỉ dùng Facebook để kinh doanh thì chưa đủ để tạo sự tin tưởng.
- Website không chỉ giúp thể hiện tính chuyên nghiệp và quy mô của cửa hàng thông qua các phần như Giới Thiệu, Sản Phẩm, Thư Viện, Tin Tức, Liên Hệ… mà còn giúp khẳng định rõ thương hiệu yến sào này được thành lập khi nào, ai là người đại diện pháp luật, có những dòng sản phẩm yến nào, giấy chứng nhận nguồn gốc, an toàn vệ sinh… tất cả những điều này khiến cho khách hàng thêm tin tưởng vào thương hiệu hơn. Ngoài ra, Website còn là nơi cập nhật những thông tin mới, chính xác nhất về dịch vụ mới, chương trình khuyến mãi, hỗ trợ khách hàng thông qua các chức năng chat, hỗ trợ trực tuyến, tạo không gian để khách hàng đọc bài viết, chia sẻ kinh nghiệm về chế biến, sử dụng yến sào hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm muốn thiết kế Website cần điều kiện gì?
Phát triển các kênh Social Media cho cửa hàng yến sào.
Hiện nay hầu như đơn vị kinh doanh yến sào nào cũng có Fanpage riêng hay còn gọi là Facebook Business Suite kể từ 09/2020 (và đổi thành Meta Business Suite hồi tháng 10/2021), thậm chí việc tạo Page được nghĩ đến đầu tiên khi người ta muốn bắt đầu kinh doanh cái gì đó. Tuy nhiên Fanpage chỉ là một trong các kênh Social Media mà thôi, ngoài ra còn có Instagram, Twitter, Pinterest, Linkedin, Youtube, Tiktok,… và những kênh Social Media này sẽ thay đổi chiến lược thường xuyên, có lúc thịnh rồi cũng có lúc suy, cụ thể: Trước 2009 thịnh hành nhất là blog Yahoo! 360° nhưng rồi mạng xã hội này chấm dứt hoạt động vào 07/2009, nên người ta chuyển sang dùng WordPress, My Opera, Blogger (Blogspot), MySpace, Google+… cho đến khi Facebook trở nên thịnh hành như hiện nay, nhưng ai dám chắc chắn rằng Facebook sẽ thịnh hành mãi. Vậy những thông tin này gợi nên cho chúng ta điều gì?
Phải chăng là không nên quá tập trung vào một kênh nào mà bỏ qua những kênh tiềm năng khác. Khi khởi nghiệp với nghề kinh doanh yến sào, bạn có thể chọn Facebook là mạng xã hội chủ đạo, nhưng song song đó bạn hãy phát triển thêm những kênh Social Media khác. Đó cũng là lý do để tôi ưu tiên cho Website nhiều hơn, bởi vì Website là của tôi, mở hay đóng thuộc quyền của tôi. Nếu Facebook còn thịnh hành thì tôi chia sẻ link Website kết hợp chạy quảng cáo Facebook nhằm kéo khách có nhu cầu mua yến sào về Website, nếu sau này kênh khác mạnh hơn thì tôi lại qua kênh đó share link, chạy quảng cáo rồi tiếp tục kéo khách về Website. Tất cả các kênh Social Media đều có chung một đích đến là Website chính của thương hiệu.
Xác minh địa chỉ cửa hàng yến sào trên Google Maps.
Bạn có thể nghe những người làm Marketing hay nhắc đến thuật ngữ SEO rồi SEO Local, rằng khi kinh doanh cần phải tạo Maps để có thứ hạng tốt hơn trên Google. Tôi công nhận điều này đúng nếu làm SEO nhưng bạn nên tiến hành vào thời điểm khác khi thật sự quan tâm, đầu tư cho Content Marketing thì mới có tác dụng… Còn trong giai đoạn khởi đầu, Google Maps hay chính xác là Google My Business, cho phép chủ cửa hàng yến sào gửi các thông tin cơ bản cho Google nhằm:
- Xác thực “cửa hàng yến sào này có thật”, nhờ đó giúp nâng cao uy tín, vị thế của thương hiệu trong con mắt đánh giá của khách hàng.
- Bên cạnh đó, người dùng hiện nay có thói quen dùng Google Maps dẫn đường hoặc sử dụng chức năng “tìm cửa hàng yến sào quanh đây” vì thế việc tạo địa điểm cửa hàng trên Google Maps sẽ giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật hơn trên kết quả tìm kiếm.
Dù cho bạn hoạt động online và hoàn toàn không tiếp khách tại địa điểm thì việc xác minh cửa hàng yến sào trên Google Maps vẫn đóng vai trò quan trọng. Bạn có thể chú thích trong phần mô tả rằng “Quý Khách vui lòng gọi điện thoại trước khi đến” hoặc “Cửa hàng không nhận khách trực tiếp” thì vẫn mang đến cảm nhận là cửa hàng này “có thật” trong suy nghĩ của khách hàng.
Thực hiện truyền thông, quảng cáo cho cửa hàng yến sào.
Sau khi bạn chuẩn bị đầy đủ những công việc như trên: Tên thương hiệu, đăng ký kinh doanh, logo, hình ảnh, Website, Fanpage, Google Maps… cũng là lúc bạn nên tiến hành công tác truyền thông, quảng cáo cho cửa hàng yến sào để thu hút khách hàng. Vậy có những cách truyền thông nào dành cho cửa hàng yến sào? Bạn hãy tham khảo một số hình thức sau đây:
- Quảng cáo Online: Google Adwords, Facebook Ads, Youtube, Tiktok, báo mạng… Lưu ý bạn nên kéo lượt truy cập về Website của cửa hàng thay vì Fanpage.
- Quảng cáo Offline: Tạp chí, báo giấy, tờ rơi, poster, brochure, catalogue,…
- Quảng cáo Mobile & Digital: Tin nhắn quảng cáo (SMS Marketing), quảng cáo hiển thị trên màn hình tại nơi công cộng, sảnh tòa nhà, thang máy, rạp chiếu phim,…
- Bài PR & SEO Website: Thực hiện các bài viết hữu ích, giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin cho khách hàng trên Website và thu hút lượt truy cập vào Website thông qua tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing…
Đối với khâu truyền thông, quảng cáo cho cửa hàng yến sào còn tùy thuộc vào ngân sách mà bạn sẽ có một kế hoạch tổng thể, kéo dài từ vài tháng đến suốt năm trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, hay chỉ làm ngắn hạn trên một số nền tảng nổi bật, ví dụ như chạy quảng cáo Facebook mà thôi.
Tôi có thể giúp được gì khi bạn kinh doanh yến sào?
Đối với người tham gia kinh doanh yến sào được một thời gian, những công việc ở trên đã thực hiện được một phần thì hãy xem xét bổ sung thêm các hạng mục còn thiếu. Nếu như bạn đã thực hiện khá đầy đủ nhưng chưa hiệu quả thì nên hệ thống lại, sắp xếp cho bài bản nhằm có kết quả tốt hơn. Còn trường hợp bạn vừa khởi nghiệp kinh doanh yến sào một mình, không hùn hạp kết hợp với ai, không có người đồng hành để san sẻ công việc Marketing, hoặc mọi người trong team không biết phải làm Marketing như thế nào, bắt đầu từ đâu… bạn có thể tìm đến với tôi.
Sau đây những công việc liên quan đến Marketing mà tôi có thể hỗ trợ khi bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh yến sào:
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Tư vấn đặt tên thương hiệu cho cửa hàng yến sào.
- Thiết kế logo, bộ nhận dạng thương hiệu cho cửa hàng yến sào.
- Chụp hình, sản xuất video tư liệu.
- Thiết kế Website cho cửa hàng yến sào.
- Xây dựng các kênh Social Media cho cửa hàng yến sào.
- Tạo địa chỉ Google Maps cho cửa hàng yến sào.
- Chạy quảng cáo Google Adwords, Facebook Ads.
- Viết bài Content Marketing cho cửa hàng yến sào.
Danh sách trên là các công việc cần thiết khi muốn mở cửa hàng kinh doanh yến sào, tuy nhiên bạn không phải thực hiện hết tất cả cùng lúc mà có thể tiến hành từng việc một, nên dựa vào điều kiện và khả năng tài chính hiện có.
Tôi hy vọng đã mang đến những kinh nghiệm Marketing cơ bản nhất dành cho những bạn còn đang băn khoăn muốn khởi nghiệp kinh doanh yến sào cần phải làm gì? Sau khi đọc xong bài viết, bạn cảm thấy có nhiều điểm hợp lý, bạn muốn được tư vấn thêm về việc làm thương hiệu yến sào thì inbox cho tôi qua facebook TMC Cuong. Ngoài ra, trong trường hợp bạn có ý kiến nào hay hơn hãy đóng góp cho tôi, giúp tôi bổ sung và hoàn thiện bài viết này trở nên tốt hơn và mang nhiều lợi ích mọi người xung quanh. Cám ơn bạn đã dành thời gian để đọc đến đây.
Tôi tên Trần Mạnh Cường, công việc chính là làm Content, Marketing và nghiên cứu về các mô hình, hoạt động kinh doanh liên quan đến Online. Bên cạnh đó, tôi có công ty riêng hoạt động trong lĩnh vực Tổ Chức Sự Kiện, Cưới Hỏi, Quay Phim, Chụp Ảnh. Trong lĩnh vực Marketing, tôi tập trung xây dựng “content tử tế” cho Website của các doanh nghiệp, phục vụ số ít khách hàng thay vì phát triển số lượng và muốn đồng hành cùng doanh nghiệp lâu dài. Cụ thể, đối với mỗi một ngành hàng, tôi chỉ nhận làm content cho một thương hiệu với mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành TOP ngành. Bạn có thể tìm hiểu về các dịch vụ Marketing và quan điểm làm nghề của tôi trước khi quyết định hợp tác.
Ngoài ra, tôi là người sống tối giản theo chủ nghĩa khắc kỷ, đam mê thể thao, theo đuổi xu hướng sống xanh, đồng người là một người tình nguyện hiến tạng. Nếu bạn đã đọc đến dòng này, có nghĩa là chúng ta có duyên được biết nhau trong cuộc đời này, hãy vui lòng nhắn giúp tôi một lời, cho tôi có cơ hội được làm quen với bạn, dù trước tiên chỉ là bạn trên mạng xã hội.