Kỹ thuật Viết Bài Content Marketing nâng cao – Phần I

Trong quá trình tiếp nhận bài viết từ các CTV. Bao gồm CTV viết solo (một mình) và CTV viết theo team (có leader). Tôi thường vất vả trong việc sửa lỗi. Ngoài bài gặp lỗi về thông tin, kiến thức chuyên môn thì còn lại là lỗi lặt vặt. Các lỗi nhỏ khiến cho một bài đáng lẽ ra là hay thì lại trở nên lủng củng. Bởi những lỗi chính tả, lặp từ, dùng từ đồng nghĩa khiến cho câu văn không liền lạc. Hãy tham khảo bài hướng dẫn về Kỹ thuật Viết Bài Content Marketing nâng cao – Phần I sau đây. Tôi sẽ giúp các bạn xử lý lỗi triệt để, góp phần nâng cao chất lượng bài viết.

Tham khảo thêm:
Phần 1: Tuyển Nhân Viên Viết Bài Content Marketing
Phần 2: Những điều cần lưu ý trước khi Viết Bài Content Marketing
Phần 3: CTV Viết bài Content Marketing và các câu hỏi thường gặp
Phần 4: Cách trình bày bài viết đúng chuẩn theo BC Writing
Phần 5: Hướng dẫn cách xây dựng các bài viết có chủ đề liên quan

Phần 6: Các dự án Viết Bài Conent Marketing khác của BC Writing
Phần 7: Kỹ thuật Viết Bài Content Marketing nâng cao – Phần I
Phần 8: Kỹ thuật Viết Bài Content Marketing nâng cao – Phần II

Kỹ thuật Viết Bài Content Marketing nâng cao – Phần I

Đâu là các nguyên nhân làm giảm chất lượng bài viết mà CTV thường gặp phải? Đó chính là: sai cách trình bày, sai chính tả, lặp từ, sai thông tin. Ngoại trừ vấn đề viết sai thông tin, do người viết không có kinh nghiệm trong lĩnh vực viết bài. Đối với lỗi sai thông tin cần có thời gian để phân tích, tìm hiểu,… Tất cả vấn đề còn lại, tôi tin rằng người viết sẽ có thể xử lý tốt. Nhưng trước hết người viết cần phải chú ý vài điểm. Như: Rèn tính cẩn thận, đọc bài kỹ lưỡng, kiểm tra nhiều lần trước khi nộp bài.

Lỗi trình bày sai quy cách

Sai quy cách 1 – Thông thường CTV sẽ trình bày thiếu phần mở rộng của bài viết. Chính là phần đầu tiên trước khi ghi tiêu đề bài viết. Phần này bao gồm: Keyword, tiêu đề bài viết, tên folder, tên file ảnh, tags.

Sai quy cách 2 – Lỗi không lặp lại tiêu đề bài viết ở các vị trí quan trọng. Đó là các vị trí như: đoạn mở đầu bài, tiêu đề lớn (ngay sau đoạn mở đầu bài), và trong nội dung bài.

Sai quy cách 3 – Không in đậm và bôi vàng các vị trí xuất hiện tiêu đề và keyword. Những vấn đề như trên, đã được hướng dẫn chi tiết trong bài Cách trình bày bài viết đúng chuẩn theo BC Writing cũng như file bài viết mẫu.


DOWNLOAD BÀI VIẾT MẪU ĐÚNG CHUẨN

Lỗi lặp từ trong cùng câu, hoặc cùng đoạn

Ví dụ 1: Trong bài “Đám cưới độc đáo với cổng cưới hình trái tim”. Được phát triển trên keyword “cổng cưới hình trái tim”.

Trái tim luôn luôn là biểu tượng cho những cặp đôi yêu nhau vì vậy cổng cưới hình trái tim luôn luôn thu hút các cặp đôi chọn lựa.” => Lặp các cụm từ “trái tim”, “luôn luôn”, “cặp đôi” 2 lần trong cùng một câu.

Ví dụ 2: Trong bài “Các mẫu cổng cưới đẹp nhất dành cho ngày trọng đại”. Được  phát triển trên keyword “mẫu cổng cưới đẹp”.

“Ngoài sân khấu, backdrop, và bàn tiệc thì cổng cưới sẽ là một phần không thể thiếu. Bởi tiệc cưới của bạn có ấn tượng với khách mời khi đến dự tiệc cưới hay không hoàn toàn nhờ vào ấn tượng đầu tiên này. => Lặp từ “ấn tượng”, “tiệc cưới” 2 lần trong đoạn văn.

Ví dụ 3: Trong bài “Bí kíp sáng tạo cách trang trí xe hoa đám cưới”. Được phát triển trên keyword “xe hoa đám cưới”.

“Sử dụng hoa tươi để trang trí xe là một trong những cách làm được cô dâu chú rể sử dụng nhiều nhất.” => Lặp từ “sử dụng” 2 lần trong cùng một câu.

Lỗi dùng từ đồng nghĩa trong cùng đoạn văn

Các bạn lưu ý. Tôi chỉ bắt lỗi lặp từ đồng nghĩa trong cùng một câu, cùng một đoạn văn. Vì cách hành văn như vậy khiến cho câu văn trở nên lủng củng, khó đọc, khó hiểu. Còn nếu bạn sử dụng từ đó ở đoạn văn khác thì không mắc lỗi lặp từ.

Ví dụ 4: Trong bài “Hướng dẫn tự trang trí bàn gallery tiệc cưới”. Được phát triển trên keyword “bàn gallery tiệc cưới”.

“Bạn có từng nghĩ đến việc tự trang trí bàn gallery tiệc cưới trong ngày trọng đại của mình chưa, không chỉ được thỏa sức sáng tạo với bao ý tưởng hay ho, mà còn tạo dấu ấn riêng đặc biệt cho ngày hạnh phúc.” => Từ “ngày trọng đại”, “ngày hạnh phúc” là từ đồng nghĩa. Người viết dùng từ đồng nghĩa trong cùng một câu khiến cho câu văn lủng củng.

Ví dụ 5: Trong bài “Các mẫu background cưới đẹp phù hợp cho tiệc cưới”. Được  phát triển trên keyword “background cưới”.

“Với những đám cưới diễn ra trong nhà, các bạn nên chọn những background cưới có phông nền ấm áp. Giúp mang lại cảm giác thân thiết cho khách mời. Những đám cưới diễn ra vào ban đêm bạn hãy làm một phông nền với nhiều đèn led. Ánh sáng lấp lánh khiến cho cô dâu và chú rể thêm phần lung linh. Đừng nghĩ là những đám cưới ngoài bãi biển không cần phông nền nhé!.” => Lặp từ “những” 4 lần. Đồng thời “background” có nghĩa là “phông nền” thì không thể viết “background cưới có phông nền ấm áp”.

Cùng nhìn lại tất cả những ví dụ ở trên đây. Hầu hết đều là lỗi trình bày sai quy cách, lỗi lặp từ, dùng từ đồng nghĩa… Trong thực tế, đây chỉ là lỗi nhỏ, nhưng không thể bỏ qua. Bằng sự cẩn thận, đọc kỹ bài mình viết nhiều lần, chắc chắn bạn sẽ phát hiện ra. Hãy sửa ngay để giúp cho chất lượng của bài viết được nâng cao.

Hướng dẫn cách sửa lỗi lặp từ

Sau khi hoàn thành một đoạn văn. Bạn hãy dành thời gian để đọc lại từ 3-4 lần trước khi chuyển qua viết đoạn kế tiếp. Không phải đoạn văn nào cũng dễ dàng nhận ra từ trùng lặp nếu chỉ đọc lướt qua. Vì vậy quá trình này bạn cần phải bình tĩnh, chậm rãi. Nếu cảm thấy một từ, hay cụm từ nào đó được sử dụng nhiều lần, bạn có thể sử dụng lệnh Crtl + F trên file văn bản. Lệnh này giúp tìm chính xác số lần trùng lặp. Kế đến là tìm một từ khác để thay thế phù hợp. Chắc chắn sau khi sửa, bài viết của bạn sẽ có chất lượng tốt hơn nhiều lần.

Ví dụ 6: Trong ngày tổ chức lễ đính hôn, hay trong miền Nam còn gọi là đám hỏi. Ngoài việc chuẩn bị các lễ vật như trầu cau, trà rượu, đèn cầy, xôi gà,… thì trong bộ mâm ngũ quả không thể thiếu một loại bánh ngọt hay còn gọi là bánh đính hôn.” => Lặp từ “trong” 3 lần trong cùng đoạn văn.

Sửa thành: “Vào ngày tổ chức lễ đính hôn, hay người miền Nam còn gọi là đám hỏi. Ngoài việc chuẩn bị các lễ vật như trầu cau, trà rượu, đèn cầy, xôi gà,… thì trong bộ mâm ngũ quả không thể thiếu một loại bánh ngọt hay còn gọi là bánh đính hôn.” => Đoạn văn sửa chỉ giữ lại một từ “trong”.

Tôi hi vọng bạn cảm thấy hài lòng với bài hướng dẫn Kỹ thuật Viết Bài Content Marketing nâng cao – Phần I trên đây. Tôi luôn sẵn sàng nhận mọi ý kiến đóng góp của bạn để thay đổi, chỉnh sửa và giúp cho các bài viết của tôi bổ ích, hấp dẫn hơn. Theo dõi tiếp Kỹ thuật Viết Bài Content Marketing nâng cao – Phần II.

TMCUONG
Film Maker | Photographer | Marketer

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY
Contact Me on Zalo